fbpx

Cặp cá kình bí ẩn trên nóc lâu đài Nagoya Nhật Bản

Ngày đăng : 21/05/2019 Chia sẻ bởi: HVN TRAVEL Chuyên mục: Cẩm Nang Du Lịch Lượt xem: 1174 lượt
Rate this post

Lâu đài Nagoya gắn với lịch sử của Nhật Bản. Điểm nổi bật của tòa lâu đài này là cặp cá kình bằng vàng trên nóc tòa lâu đài.

Lâu đài Nagoya còn được biết đến với tên gọi là “lâu đài cá voi” hoặc “lâu đài vàng”. Sở dĩ có tên gọi đó là trên nóc tòa thành có một cặp cá kình bằng vàng. Cặp cá cũng trở thành đặc trưng của lâu đài, và là biểu tượng may mắn của người dân Nhật Bản.

Lâu đài Nagoya vào mùa thu

Lâu đài Nagoya vào mùa thu.

Đặc điểm cặp cá kình trên tòa lâu đài

Cặp cá trên tòa lâu đài Nagoya có tên gọi là Shachihoko, hay còn có tên gọi là cá hổ đầu vàng. Lý do người Nhật gọi như vậy là đầu cá giống con rồng hoặc hổ nhưng thân là của loài cá.

Trên nước Nhật có nhiều nơi trưng bày loài cá shachihoko. Vì ở Nhật người dân quan niệm rằng, cá hổ đầu vàng là bùa tránh hỏa hoạn. Theo họ khi hỏa hoạn xảy ra thì con cá sẽ tự phun nước để dập tắt. Tuy nhiên, lâu đài Nagoya được coi là nơi có cặp cá Shachihoko tinh xảo nhất trên nước Nhật.

Cặp cá kình bằng vàng 18K, mỗi con nặng khoảng 1.200 kg. Trong đó khối lượng vàng là khoảng 44 kg, được phủ dày đều 0,15 mm. Trên lâu đài, con cá đực được đặt ở phía bắc, con cá cái đặt ở phía nam.

Cá bằng vàng trên nóc lâu đài. Ảnh: Printest.

Cá bằng vàng trên nóc lâu đài. Ảnh: Printest.

Người Nhật làm cặp cá với mong ước có thể thuận buồm xuôi gió, đánh bắt bội thu. Bởi lẽ, đây vốn là một làng chài ven biển, loài cá kình được coi là loài cá linh thiêng.

Theo lịch sử, vào thời đại xưa cặp cá còn là biểu tượng cho uy quyền của vua chúa.

Quá trình người Nhật làm cặp cá vàng

Lúc đầu cặp cá được làm từ khối gỗ lớn, sử dụng thêm chì. Thời gian sau, cặp cá được làm bằng đồng rồi chuyển sang bằng vàng. Cặp cá được đúc liên tục tới 3 lần để có thể hoàn chỉnh trong thời đại Edo.

Cặp cá được chia ra một con đực, một con cái. Năm 1872, cá đực được mang đi triển lãm tại Yushima. Lần lượt sau đó cá đực được mang đến các triển lãm khác tại Ishikawa, Oita, Ehime, Nagoya và cả triển lãm thế giới tại Vienna. Sau đó cá đực được mang trả lại nguyên trạng chỗ cũ trên tòa lâu đài Nagoya vào tháng 2/1879.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai cặp cá bị phá hủy. Người dân Nhật đã đúc lại một cặp tại Osaka Mint và chuyển đến lâu đài năm 1959.

Cá kình nổi tiếng của đền Nagoya. Ảnh: Tugo.

Cá kình nổi tiếng của đền Nagoya.

Vài điều về tòa lâu đài

Tọa lạc tại quận Nakaku của Nagoya, lâu đài được biết đến như một nhân chứng lịch sử sống động của nước Nhật, nằm trong thành Nagoya. Lâu đài được xây dựng năm 1612 dưới thời Tokugawa Ieyasu. Đến năm 1945 lâu đài bị phá hủy phần lớn kiến trúc trong thế chiến thứ 2.

Năm 1959, lâu đài được người Nhật tu sửa lại và trở thành nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản từ tòa thành xưa.

Bài viết liên quan

1
Bạn cần hỗ trợ?
Mr Tuấn - Zalo
0964.499.989