fbpx

Đấu vật lạc đà – Lễ hội độc đáo, sôi động nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày đăng : 26/08/2019 Chia sẻ bởi: HVN TRAVEL Chuyên mục: Cẩm Nang Du Lịch Lượt xem: 1181 lượt
Rate this post

Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những chú lạc đà cần cù chuyên chở hàng hóa qua các sa mạc nóng bức nhưng bạn có biết ở thổ nhĩ kỳ, lạc đà không chỉ là phương tiện di chuyển, chở hàng mà nó còn là “đấu sĩ” cực kỳ hiếu chiến trong các lễ hội đấu vật lạc đà truyền thống của người Thổ đấy.

1. Một lễ hội đấu vật truyền thống lâu đời đến hơn 2000 năm

Đấu vật lạc đà – Lễ hội độc đáo, sôi động nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Lễ hội truyền thống xuất xứ từ bộ lạc cổ Turkic

Đấu vật lạc đà bắt nguồn từ các bộ lạc du mục Turkic cổ xưa, họ sử dụng cuộc đấu như một cách thức cạnh tranh, tăng uy tín cho bộ lạc, lữ đoàn du mục của mình.

Lễ hội từ khi ra đời đã được duy trì, phát triển, đến nay đã có “tuổi đời” tới hơn 2400 năm, đặc biệt phổ biến ở khu vực Aegean – Thổ Nhĩ Kỳ, cũng thường được tổ chức ở vùng Marmara, Địa Trung Hải, nhiều địa điểm khác ở Trung Đông, Nam Á.

Lễ hội với lịch sử lâu đời, đã trở thành một trong những nét văn hóa nổi bật, truyền thống, không thể thay thế đối với người Thổ. Vào những ngày diễn ra lễ hội, các cuộc chiến giữa những “đô vật” là lạc đà rất thu hút người xem ở Thổ Nhĩ Kỳ, ước tính có tới hàng ngàn lượt khách tham quan và “cá độ” đến đây mỗi ngày.

Để những chú lạc đà ngày thường trông “hiền lành” sẵn sàng tham chiến, người ta chọn các đấu sĩ là lạc đà đực và để khuyến khích các chú ta “đánh nhau hăng hái”, 1 chú lạc đà cái sẽ được người ta dẫn dạo quanh 2 đấu sĩ để kích thích chúng.

Bởi trong tự nhiên việc lạc đà đấu vật cũng rất thường gặp, 2 con lạc đà đực sẽ chiến nhau kịch liệt để dành lấy sự ngưỡng mộ, chú ý từ con lạc đà cái. Những cuộc đấu tự nhiên này đặc biệt nhiều vào mùa sinh sản tháng 3 hằng năm, các con lạc đà đực thường vô cùng hung mãnh, hiếu chiến.

Dựa vào đặc tính này của lạc đà nên người Thổ đã sáng tạo ra các lễ hội, giải đấu vật chuyên nghiệp chỉ dành riêng cho chúng, lễ hội thường tổ chức vào tháng 11 kéo dài tới tháng 3 mỗi năm ở nhiều vùng miền, thị trấn.

Các con lạc đà đực dành cho giải đấu thường là giống lạc đà Tulu, được nhân giống đặc biệt cho các cuộc thi, theo ước tính hiện nay, ở Thổ Nhĩ Kỳ có tầm trên 1200 lạc đà “đấu sĩ”.

Đấu vật lạc đà – Lễ hội độc đáo, sôi động nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Lạc đà được mặc sặc sỡ để đi… diễu hành

Để bắt đầu lễ hội đấu vật lạc đà, vào 1 ngày trước đó, những con lạc đà “đấu sĩ” sẽ được “mặc” thảm trang trí, đeo chuông, mang yên ngựa được chạm khắc tinh xảo, các chủ sở hữu lạc đà thì đeo khăn quàng cổ, đội mũ caro, mặc quần dài, áo jacket, giày boot gấp nếp.

Cả chủ lẫn lạc đà sẽ tham gia diễu hành trên khắp các tuyến đường phố, thị trấn trong tiếng nhạc sôi động cùng đoàn người nhảy múa nhằm mục đích thông báo với người dân biết về lễ hội, kêu gọi họ đến tham gia, cổ vũ cho giải đấu thêm sông động, cuồng nhiệt và để giới thiệu những đấu sĩ tiềm năng sắp tới.

Vào đêm trước ngày diễn ra cuộc đấu theo truyền thống sẽ có 1 bữa gặp mặt với người tham gia là các chủ lạc đà, người yêu thích môn đấu vật này được tổ chức. Tại buổi gặp mặt, mọi người có dịp gặp gỡ người quen cũ đã lâu không gặp, làm quen những người bạn mới, cùng nhau ăn uống, chuyện trò thân mật trước khi vào giải đấu “máu lửa”.

Đấu vật lạc đà – Lễ hội độc đáo, sôi động nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Lạc đà phun nước bọt trắng thể hiện chúng đang rất phấn khích

Ngày khai mạc, 2 con lạc đà đực được dẫn vào trong sân thi đấu, 1 con lạc đà cái cũng được dẫn vào dạo quanh 2 con đực để “khiêu khích”, khi lạc đà đực phun nước bọt trắng ở vùng mũi và miệng là dấu hiệu chúng đang vô cùng phấn khích, nếu may mắn, người đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tham gia lễ hội này có thể chứng kiến chúng “chiến” ngay lập tức.

Có 3 cách để xác định 1 con lạc đà chiến thắng, đó là khi nó khiến đối thủ hét lên, ngã xuống, lạc đà ngồi được trên thân của 1 con lạc đà khác thì nó chiến thắng và trường hợp chiến thắng cuối cùng là 1 con đang thi đấu mà bỏ chạy ra khỏi sân đấu thì con còn lại hiển nhiên là con chiến thắng.

Mỗi trận đấu thường diễn ra không quá 10 phút để tránh cuộc đấu kéo dài thời gian quá lâu sẽ tạo ra thương tích nghiêm trọng cho lạc đà và có thể cho chính chủ sở hữu, người hỗ trợ. Ban giám khảo khi chấm điểm thường chấm cả phần trang phục của lạc đà nên trang phục của chúng rất được chủ sở hữu chú trọng.

Trong quá trình diễn ra cuộc đấu, nếu chủ sở hữu quăng sợi dây vào giữa đấu trường thì đây là dấu xin hoãn trận đấu, 3 con lạc đà sẽ được mọi người kéo tách ra. Lạc đà thi đấu với nhau theo hạng cân để đảm bảo tính công bằng cho các đấu thủ.

Đấu vật lạc đà có ý nghĩa văn hóa, lịch sử quan trọng với người Thổ

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố Selcuk là một trong những nơi thường tổ chức giải đấu vật nàynhất nên họ đã đề nghị UNESCO – Liên Hợp Quốc đưa đấu vật lạc đà vào danh sách những Di sản văn hóa Thế giới vì ý nghĩa lịch sử, văn hóa của nó đối với Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng với khu vực Địa Trung Hải, Nam Á nói chung.

Mặc dù hiện nay, giải đấu này ở Thổ đang đối mặt với sự chỉ trích, phản đối kịch liệt của các tổ chức bảo vệ động vật. Đã từng trong một khoảng thời gian, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã có chính sách ngăn chặn giải đấu được tổ chức vì lý do nó là phong tục lạc hậu.

Nhưng cuối cùng, họ phải thỏa hiệp để lễ hội vẫn được tổ chức như thường nhưng ngày nay chi phí tổ chức khá lớn, thêm việc nuôi và huấn luyện lạc đà cũng rất tốn kém nên chất lượng của lễ hội có xu hướng giảm sút qua từng năm.

2. Những hoạt động thú vị bên lề lễ hội độc đáo này

Nhiều món ăn được bán xung quanh đấu trường

Đấu vật lạc đà ở Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức trên khắp cả nước, thời gian kéo dài tới 5 tháng là một trong những lễ hội lớn với người Thổ và dân du lịch nên có vô số các hoạt động bên lề lễ hội cực thú vị được tổ chức.

Thời điểm trước khi lễ hội bắt đầu, thông thường các ban nhạc, ca sĩ từ những thị trấn, ngôi làng khác sẽ đến nơi diễn ra lễ hội, đi bộ xung quanh ca hát cho mọi người, những người đang muốn vui chơi, thư giãn trước khi vào xem các đấu sĩ chiến nhau.

Nếu bạn là người nước ngoài đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch, muốn tham gia “trận náo nhiệt” này, không cần phải chần chừ, những người dân hiếu khách nhất định sẽ giúp hòa mình cùng đám đông, tận hưởng niềm vui của mùa lễ hội độc đáo đấy.

Ở bên ngoài các đấu trường, người ta thường bày bán các loại rượu, tuy vậy, họ không bán kèm đá cũng không có loại rượu ấm nhưng hương vị vẫn rất đậm đà và mang nét truyền thống riêng của người Thổ nên bạn nếu có thể, hãy uống thử để cảm nhận hương vị rượu Thổ khác rượu Việt thế nào nhé.

Bên cạnh đó, ở đây cũng có nhiều món ăn quen thuộc của Thổ Nhĩ kỳ, được bán nhiều nhất là món thịt nướng, pho mát, cà chua, giá cả món ăn rất hợp lý, bình dân, bạn có thể mua món này khi uống Raki, hương vị cực “phê” đấy.

Qua những giới thiệu nhỏ này lễ hội đấu vật lạc đà này bạn có cảm thấy hào hứng, nếu đến nơi đây một lần trong đời để cảm nhận sự phấn khích khi nhìn những chú lạc đà “tấu” nhau không?

Trực tiếp chứng kiến hoàn toàn khác với việc chỉ nhìn qua ảnh, video, nên bạn hãy đến Thổ Nhĩ Kỳ để xem lạc đà đấu vật, tham gia hát hò, nhảy múa, ăn uống cùng người dân Thổ trong mùa lễ hội, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ quên chuyến đi tuyệt vời này nhé.

Bài viết liên quan

1
Bạn cần hỗ trợ?
Mr Tuấn - Zalo
0964.499.989