fbpx

Bảo tàng Mevlana

Ngày đăng : 18/09/2019 Chia sẻ bởi: HVN TRAVEL Chuyên mục: Cẩm Nang Du Lịch Lượt xem: 2051 lượt
5/5 - (1 bình chọn)

Khối kiến trúc mái vòm, tháp nhọn hình nón nổi bật một màu ngọc lam giữa trung tâm thành phố là biểu tượng của Konya, cố đô của thổ nhĩ kỳ vào thế kỷ 12, 13.

mua truyen thong Tho Nhi Ky

Bảo tàng Mevlana còn gọi là Tu viện Mevlana, Lăng Tẩm Xanh, hay Mái Vòm Xanh. Nơi này là điện thờ tu sĩ, nhà thần học, nhà thơ, nhà hiền triết vĩ đại nhất nước Thổ, Mevlana Celaleddin Rumi.

Tọa lạc trên đường Aslanlı Kışla Cd, quận Karatay, thành phố Konya, Thổ Nhĩ Kỳ, bảo tàng Mevlana được xây dựng từ năm 1274, có kiến trúc kiểu Seljuk với mái vòm đặt trên các cột trụ và một chóp hình nón được bao phủ màu ngọc lam. Qua khỏi cửa chính là khoảnh sân lát đá cẩm thạch. Bên trong có phòng trưng bày các vật dụng Mevlana từng sử dụng như quần áo, thảm cầu nguyện, chiếc mũ nâu đã sờn… Đặc biệt là bộ râu của ông được lưu giữ cẩn thận trong một chiếc hộp kim loại đặt trong lồng kính, nhiều phụ nữ Hồi giáo thường dựa đầu vào đây để cầu xin sự che chở.

Các tác phẩm nghệ thuật, hội hoại, thư pháp… trang trí bảo tàng phần lớn là tặng phẩm của những người yêu mến Mevlana. Khắp trên tường là các bức tranh mang đậm chất tượng hình miêu tả sinh động, chân thật về cuộc đời của Mevlana. Ngôi mộ của Mevlana nằm dưới mái vòm màu xanh, được bài trí trang trọng, bao phủ gấm thêu kim tuyến, thêu vàng các bài thơ trong kinh Koran, trang trí hình khắc nổi tráng men. Nhưng thực ra, mộ thật nằm bên dưới lòng đất, trên bia còn ghi lại rằng “Đừng tìm mộ của chúng tôi trên thế gian này, vì mộ chúng tôi nằm ở trung tâm của người khai ngộ”. Bên cạnh là mộ của cha và các thành viên trong gia đình Mevlana.

Sảnh đường là nơi tổ chức nghi lễ Sema với các nghi thức và điệu vũ trong âm nhạc rộn rã của kèn, trống… Nghi lễ Sema nổi tiếng với điệu múa Sema tuy đơn giản nhưng ẩn chứa những thông điệp sâu xa. Điệu múa Sema là một điệu múa xoay tròn hướng vào trong với hai tay giơ cao, để tưởng nhớ đấng tối cao, đưa người tu sĩ tiến gần đến và hội ngộ với đấng tối cao. Điệu múa đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại vào năm 2008.

Bài viết liên quan

1
Bạn cần hỗ trợ?
Mr Tuấn - Zalo
0964.499.989