fbpx

Chùa Thanh Thủy – Kyzomizudera Một trong những điểm đến không thể bỏ qua ở Kyoto

Ngày đăng : 08/04/2019 Chia sẻ bởi: HVN TRAVEL Chuyên mục: Cẩm Nang Du Lịch Lượt xem: 1366 lượt
5/5 - (1 bình chọn)

Chùa Thanh Thủy – Chùa Kiyomizu – dera (Tiếng Việt là Chùa Thanh Thủy) được xây dựng vào đầu thời kỳ Nara (năm 778), Trải qua nhiều biến cố và hỏa họan nên kiến trúc thời kỳ đầu không còn nữa và ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ năm 1633.

Chùa là một địa điểm không thể thiếu nếu Quý khách có dịp tham quan cố đô Kyoto.

Chùa Thanh Thủy -Chùa Kiyomizu-dera hàng năm chào đón khoảng 3 triệu người đến cúng bái, có lẽ ngay cả ở cố đô Kyoto thì đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất. Tên Kiyomizu-dera bắt nguồn từ nguồn nước chảy vào con thác Otowa liên tục kêu vang không ngừng trong núi Otowayama (trong tiếng Nhật, Kiyomizu có nghĩa là dòng suối trong). Thánh nhân Enchin – người sáng lập nên ngôi chùa này và cư sĩ (người tu tại gia) Gyoei – ông tổ của ngôi chùa, đã tu hành khổ hạnh dưới dòng thác chảy này. Hiện nay, 3 dòng thác này vẫn còn tồn tại.

3 dòng nước Otowa tượng trưng cho trường thọ – tình duyên –
học hành thành đạt

Người ta tin rằng cả 3 ngọn thác ở nơi này đều rất linh nghiệm về “trường thọ”, “tình duyên”, “học hành thành đạt”, nếu người chiêm bái uống một ngụm nước ở một trong ba dòng nước trên thì điềm may sẽ đến. Ngược lại, nếu uống 2 ngụm thì sự linh ứng sẽ giảm đi một nữa, uống 3 ngụm thì vận tốt chỉ còn một phần ba. Hơn nữa, nếu tham lam mà uống nước ở cả 3 dòng thì hoàn toàn sẽ không linh nghiệm. Điều này được đúc kết thành lời răn dạy từ xa xưa. Trước khi uống nước thiêng ở dòng thác, hãy chắp tay khấn vái cư sĩ Gyoei đang được thờ phía sau thác nước để thể hiện lòng tôn trọng trang nghiêm và thành tâm muốn xin dòng nước tinh khiết này.

Từ bãi xe Du khách đi men theo con đường thoai thoải lên triền đồi với hai bên đường là những cửa tiệm buôn bán các loại hàng truyền thống của Cố đô như quạt giấy, dù, búp bê, áo kimono, guốc gỗ, đồ gốm sứ và hàng trăm cửa hàng bán các loại bánh ngọt truyền thống (rất giống phố cổ Hội An –VN). Đặc biệt ở đây nổi tiếng là Kem và Bánh h.

Cổng chính có tên là Niomon (Cổng Nhị Vương) được xây dụng lại năm 2003 (chính diện 10m, ngang 4,8 m và cao 8.5 m) ngày xưa làm bằng sơn mài nên cũng được gọi là Cổng Đỏ. Cổng Nhị Vương nằm ngay những bậc nấc đầu tiên, phía tây Chùa. Sau khi qua khỏi cổng chính là 1 con đường cong cong dẫn vào chính đường : phía trước chính đường còn có nhiều hạng mục chùa chiền, tháp ba tầng …

Cổng chính có tên là Niomon (Cổng Nhị Vương)

Chính điện là bảo vật quốc gia, còn nổi tiếng với tên gọi khác là “Vũ đài Kiyomizu”. Vũ đài này là bộ phận trung tâm của hành lang phụ cắt ngang chính điện – nhô ra từ vách đá. Nó được chống đỡ bởi 139 cây cột bằng gỗ Zelkova và hoàn toàn không sử dụng đinh. Đây chính là vũ đài được nhắc đến trong câu thành ngữ “Nhảy từ vũ đài chùa Kiyomizu” (thể hiện quyết tâm khi làm một điều gì đó). Nguồn gốc ra đời của câu thành ngữ này được cho rằng: vào thời Edo, hình thức cầu nguyện bằng cách nhảy từ vũ đài Kiyomizu đã rất thịnh hành. Thời đó, có một tín ngưỡng dân gian là nếu giao sinh mệnh cho phật bà Quan Âm và nhảy xuống thì lời cầu nguyện về sinh mệnh sẽ thành hiện thực. Hiện tại, người ta sử dụng câu nói “Nhảy từ vũ đài chùa Kiyomizu” khi có điều gì cần quyết tâm thực hiện. Quả thực, không chỉ có niềm tin mà còn cần cả động lực và dũng khí mới dám nhảy từ độ cao như thế.

Mặt khác, phong cảnh nhìn từ đây đẹp không lời nào diễn tả được. Từ nơi đây có thể nhìn về cố đô Kyoto, tận hưởng cảnh sắc thay đổi theo mùa. Ngoài ra cảnh đêm ở đây rất tuyệt vời, nên khuyến cáo mọi người đi viếng vào thời gian lên đèn. Thời gian viếng bái đặc biệt về đêm cũng sẽ thay đổi theo năm, nên hãy tìm hiểu kỹ trước khi đến tham quan.

Chính đường là 1 tòa nhà bằng gỗ được xây dựng lại năm 1633 (thời gian 10 năm) với mặt tiền là 36 m, ngang 30 m và cao trần là 18 m, được phân ra làm 3 khu vực dựa vào các hàng cột, phía trước chính đường là một khoảng ban công rộng khoảng 90 m2, bên dưới được chống đỡ bởi rất nhiều cột gỗ cao khoảng 12m tạo nên một đặc điểm nổi bật không giống một ngôi chùa nào khác trên thế giới.

Nếu đứng ở trước chính đường nhìn bao quát sang thác Otowa và thung lũng bên dưới chúng ta có cảm giác như ngôi chùa được treo lơ lửng trên không gian.

Bên trong chính điện có thờ tượng Phật bà quan Âm 11 mặt, nghìn tay (nghìn mắt) là quốc bảo của Nhật Bản

Chùa đựợc Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994.

Nguồn : tổng hợp

Bài viết liên quan

1
Bạn cần hỗ trợ?
Mr Tuấn - Zalo
0964.499.989