Dưới đây là kinh nghiệm lên kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị kinh phí trước chuyến đi của Phạm Quang Tuân – chàng trai 25 tuổi, có sở thích du lịch bụi một mình.
Có 2 khoản bạn cần chi cho một chuyến đi:
Vé máy bay: khoản tiền này bằng mọi giá bạn phải tiết kiệm, tuy nhiên mặt trái của nó là chuyến bay của bạn có thể bị hoãn hoặc phải quá cảnh.
Vé tàu, xe: đây cũng là loại tiền phải tiết kiệm nếu muốn chuyến đi tốn ít nhất.
Vé tham quan: khoản này khó tiết kiệm vì được quy định cụ thể ở từng nơi. Đừng bao giờ nghĩ tới việc đi chui vì có thể số tiền phạt cao hơn nhiều lần so với tiền vé.
Chỗ ngủ: có nhiều loại hình cho bạn lựa chọn nhưng không nên ngủ bụi, đặc biệt khi du lịch nước ngoài. Bạn có thể ngủ ở sân bay trong trường hợp bất khả kháng, như bay tới là 11h đêm, hôm sau có chuyến bay sớm. Còn khách sạn có nhiều loại giá rẻ, phòng ở ghép, kiểu nhà dân cho thuê lại. Để tính phí, bạn nên chọn loại cơ bản nhất với phòng có một giường và toilet.
Ăn uống: đây là 2 khoản chi phí dễ phát sinh nhất, ngay cả khi bạn chọn nhà hàng, quán ăn lớn hay chợ hoặc thức ăn đường phố. Vì thế để lên kinh phí cho chuyến đi, bạn tham khảo đồ ăn nước ngoài bao nhiêu một phần đủ no rồi tính ra, cộng thêm một khoản mà bạn cho phép phát sinh khi muốn ăn thêm.
Tiền phát sinh: khoản này dùng khi cần như boa cho nhân viên phục vụ, hoặc cho tiền người hát rong…
– Tận dụng các tính năng của Google để tìm kiếm (cửa sổ ẩn danh). Bạn ngồi ở Việt Nam nhưng có thể đặt phòng tận châu Âu bằng cách lên các trang web booking khách sạn.
– Dùng những từ khóa tiếng Anh để tìm thứ bạn cần tìm hiểu.
– Muốn tìm hiểu quán ăn giá cả bao nhiêu nên vào Tripadvisor đánh địa điểm muốn kiếm rồi chọn nhà hàng.
– Sau khi tính ra số tiền cho từng mục chi trong một ngày, nhân lên với số ngày bạn sẽ đi ra số tiền dự kiến cần phải chi.
– Đây là những khoản căn bản nhất, ngoài ra bạn cần cộng thêm một khoản phòng thân, khoảng gấp rưỡi số tiền dự kiến.
– Nếu đi nước ngoài nhớ mang theo thẻ visa và dặn dò bạn bè, người thân trợ giúp khi cần thiết.