Hình ảnh những cô gái Nhật Bản trong trang phục truyền thống
Theo thống kê năm 2000, chiều cao trung bình của phái nam là 171,3 cm và phái nữ là 158,4 cm. Theo thống kê năm 2003, tuổi thọ trung bình phái nam là 78,4 tuổi và phái nữ là 85,3 tuổi, là dân tộc gia tăng tuổi thọ nhanh nhất và nay đứng đầu thế giới. Họ rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, nhiều người 70, 80 tuổi vẫn còn hăng hái làm việc, không phải tham tiền vì họ rất giàu, nhưng vì thích làm việc, đến độ thế giới gọi họ là “labor animal” (con vật lao động).
Phong thái người phụ nữ Nhật Bản ngày xưa
Đặc biệt phụ nữ thường ngực nhỏ, có người chân rất to, nên được gọi là chân “daikon” (đại căn: củ cải, chân củ cải đối với Việt Nam thì đâu có gì gọi là to, nhưng đây là củ cải Nhật Bản, to gấp 3, 4 lần củ cải Việt Nam, tuy vậy hiện nay cũng ít người có loại chân này), cườm tay phụ nữ Nhật có thể lớn hơn cườm tay thanh niên Việt, đôi khi họ đeo đồng hồ đàn ông cũng vừa. Làn da phụ nữ thường láng mịn, người mình gọi là làn da trứng gà bóc, nhưng người Nhật cho là làn da “mochihada, bánh dầy” (bính cơ), và đặc biệt bàn tay của đa số các cô thường nuột nà rất đẹp.Về khuôn mặt người Nhật, theo các nghiên cứu y học mới đây cho thấy, đã có nhiều biến đổi trong một, hai trăm năm qua. Xem các tranh cổ, nhất là loại tranh thủ ấn họa nổi tiếng của Nhật Bản, thường thấy vẽ phụ nữ Nhật mắt hí một mí, lông mày mỏng, mũi tẹt. Ngày nay mắt họ khá lớn, lông mày rậm hơn, và mũi cũng cao hơn. Thêm một điểm nữa là xưa khuôn mặt vốn tròn, nay thì dài vì cằm của họ dài ra. Y khoa giải thích là thức ăn ngày xưa phải nhai nhiều; nhất là thời ba, bốn ngàn năm trước, số lần nhai gấp từ năm, mười lần so với các thức ăn mềm ngày nay. Do vì nhai ít, bắp thịt cằm làm việc ít nên cằm bị trễ dần xuống. Một điểm khác nữa là người Nhật thường bị thiếu chất vôi (calcium), nên răng hay bị hư và cũng mọc khấp khểnh, nếu đi niềng cho đều sẽ tốn khoảng 5.000 đến 8.000 USD.
Tính cách người Nhật Bản
Con người Nhật Bản có những tính cách rất đặc trưng
Người Nhật Bản có tính cách hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ những tính cách này, người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên, khí hậu khắc nghiệt của mình thành một cường quốc. Có thể tóm tắt những tính cách đặc trưng đó như sau.
Có óc cầu tiến và rất nhạy cảm với những thay đổi trên thế giới
Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật Bản. Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới, đánh giá cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chíng đang diễn ra đối với Nhật Bản. Khi xác định được trào lưu đang thằng thế, họ sãn sàng chấp nhận, nghiên cứu và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ.
Người Nhật Bản rất coi trọng học vấn
Trẻ em Nhật Bản đã được giáo dục từ rất sớm
Nhật Bản nghèo tài nguyên chỉ trừ một thứ tài nguyên đặc biệt không nghèo đó là con người. Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý to lớn đối với đất nước. Nhà nước bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua đã tạo lập ra hệ thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa. Ở cấp độ cá nhân, con người Nhật Bản ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Cũng cần nói rằng, đạo Khổng đã đem lại cho Nhật bản xưa và nay tư tưởng pháp lý xã hội không dựa trên địa vị xuất thân, dòng dõi mà là giá trị qua thi cử.
Người Nhật luôn muốn hoàn thiện bản thân bất cứ lúc nào
Một trong những tính cách đáng chú ý nhất của dân Nhật là sự ham muốn phát triển nhân cách vô bờ bến của họ. Hơn nữa, sự theo đuổi học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích.Chế độ xã hội Nhật Bản tạo cho người dân Nhật niềm tin rằng: số phận cơ may của họ được định đoạt bởi sự chăm chỉ học hành và điều quan trọng là họ cũng tin rằng tất cả họ ngay từ đầu đều có cơ hội bình đẳng như nhau. Do vậy, ý niệm về sự bình đẳng là một đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo dục. Phần lớn người Nhật tin rằng họ đang sống trong một môi trường xã hội đồứng nhất không phải giai cấp, trong đó nguồn gốc xuất thân, tài sản thừa kế không quan trọng bằng sự cố gắng bản thân.
Người Nhật rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Ngày nay, nền văn hóa Nhật Bản vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc
Người Nhật thành công trong việc kết hợp các yếu tố hiện đại và truyền thống. Họ sẵn sàng tiếp nhận những cái mới, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình.
Tinh thần làm việc tập thể
Đây là yếu tố đặc trưng vượt trội mà không tìm thấy được ở những quốc gia phương đông khác. Trong đời sống người Nhật, tập thể đóng vai trò rất quan trọng. Sự thành công hay thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và mọi thành viên trong nhóm, bất kể anh ta đã làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng hay vinh quang mà nhóm đã đạt được tập thể, nhóm ở đây có thể là công ty, trường học hay hội đoàn…
Tinh thần làm việc tập thể ở Nhật Bản
Trong làm việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể. Trong các buổi họp hành người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm mất lòng người khác. Các tập thể (công ty, trường học hay đoàn thể chính trị) có thể cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng tuỳ theo hoàn cảnh và trường hợp, các tập thể cũng có thể liên kết với nhau để đạt mục đích chung. Thí dụ điển hình là hai công ty Nhật có thể cạnh tranh với nhau ở trong nước Nhật nhưng khi ra nước ngoài hai công ty có thể bắt tay nhau để cạnh tranh lại với một nước thứ ba của ngoại quốc.
Người Nhật không thích đối đầu với người khác
Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân. Để tránh nó, họ luôn luôn làm theo sự mất trí. Họ chú tâm gìn giữ sự hòa hợp đến mức nhiều khi lờ di sự thật, bởi dưới con mắt người Nhật giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử. Chính vì vậy trong xã hội Nhật, có rất ít chử cho ý tưởng cá nhân, vì lẽ người nào hòa nhập hoàn toàn vào các nhóm thì sẽ được đền đáp.
Trong khi chủ nghĩa cá nhân được đề cao ở phương tây, thì ở Nhật sự tự khẳng định cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào cũng không được khuyến khích. Thông qua câu tục ngữ trứ danh ở Nhật “cây đinh nào ló lên sẽ bị đóng xuống’ thì ta có thể phần nào hiểu rõ hơn về thái độ của người Nhật đối với chủ nghĩa cá nhân.
Tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ
Nhật Bản là nước có tỷ lệ thời gian làm việc rất cao
Người Nhật tằn tiện trong chi tiêu và cần cù trong lao động. Do đó sau 30 năm từ một nước bị chiến tranh tàn phá họ trở thành một cường quốc về kinh tế. Nhật nằm trên vùng hay gặp nhiều thiên tai nên gặp khó khăn bất kỳ lúc nào. Vì vậy tạo nên tính tiết kiệm. Ngoài ra, họ tiết kiệm để bảo đảm vấn đề ăn học cho con cái họ và dành dụm tiền mua nhà.
Lòng trung thành
Khi lý giải về những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế và ổn định xã hội nhiều người đã nghiên cứu lòng trung thành và coi đó là một nhân tố đóng góp cho sự phát triển đó. Nho giáo đã có nhiều ảnh hưởng về mặt đạo đức. Ở Nhật bổn phận con cái đồng nhất với lòng trung thành.
Lòng trung thành là một nhân tố đóng góp cho sự phát triển của đất nước Nhật Bản
Người Nhật luôn bị ràng buộc trong mối quan hệ trên dưới: một bên là sự bảo hộ, một bên là sự thuần phục và trung thành. Mọi người đều có trách nhiệm tuân theo các nguyên tắc xử sự để tránh sụp đổ hay đối địch. Trong một công ty thì cống hiến trung thành, kiềm chế là một khẩu hiệu chủ chốt. Trong khi người quản lý được yêu cầu phải có tình thương thì công nhân được yêu cầu phải biết vâng lời, trung thành với chủ đề trên.
Bên cạnh những tính cách nêu trên, người Nhật còn có một số tính cách
+ Luôn làm việc theo mục tiêu đã định.
+ Tôn trọng thứ bậc và địa vị. Rất coi trọng tôn ti trật tự.
+ Cần cù và có tinh thần trách nhiệm cao.
+ Yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ.
+ Tinh tế, khiêm nhường.
+ Trong kinh doanh người Nhật rất trọng chữ tín và phát triển mối làm ăn lâu dài.
Người Nhật Bản làm việc rất chăm chỉ và tập trung cao độ trong quá trình làm việc
Tóm lại, chúng ta không thể không thừa nhận rằng một số tính cách truyền thống của người Nhật kể trên đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển hiện đại hóa của Nhật Bản, có ảnh hưởng trực tiếp đến thực tiễn quản lý kinh tế – xã hội. Trên thực tế, nó đã tạo nên cơ cấu đạo đức của xã hội Nhật Bản hiện đại. Và những tính cách đó cũng chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, chắc chắn tiếp tục có ảnh hưởng của Nhật Bản trong thế kỷ XXI này. Cho dù vẫn biết rằng trong xã hội Nhật Bản văn minh đương đại, có thể có những giá trị văn hóa truyền thống nhất định nào đó cũng cần có sự biến đổi theo hướng cách tân một cách khoa học, để phù hợp với nhu cầu phát triển khách quan của nước Nhật trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay và tương lai sau này.
(Theo xkld)