Ngoài các thắng cảnh tự nhiên tráng lệ, ẩm thực đầy mỹ vị, những mùa lễ hội sôi động, thổ nhĩ kỳ còn có những phong tục kết hôn độc đáo, kỳ lạ mà bạn sẽ cực kỳ thích thú khi tìm hiểu đấy.
1. Lừa cưới
Những chàng trai nghèo phải lừa cưới người mình thương
Một vài vùng nông thôn ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay vẫn còn duy trì phong tục kết hôn mua bán, theo đó, chàng trai muốn hỏi cưới cô gái mình thương phải bỏ ra 1 số tiền cực lớn cho lễ ăn hỏi, số tiền có bằng cả tiền mua 1 ngôi nhà, chiếc xe hơi sang trọng.
Bởi lẽ đó, việc ăn hỏi thực sự trở thành 1 gánh nặng rất lớn đối với gia đình nhà trai vốn nghèo khó. Thế nên, nhiều chàng trai nghèo đã quyết định chọn cách lừa cưới cô dâu để khỏi phải bỏ tiền ăn hỏi vượt qua khả năng chi trả của họ.
Để lừa cưới, các chàng trai Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được bạn bè của mình trợ giúp lừa cô gái mà họ thương trốn đến huyện thị, thành phố khác hoặc giấu trong rừng, khi nhà gái phát hiện họ sẽ đâm đơn kiện lên tòa án.
Lúc này, tòa án hiện đại căn cứ theo các quy định pháp luật sẽ hỏi ý kiến của cô gái để đưa ra phán quyết, nếu cô gái trả lời chàng trai lừa cô đi mà không có sự đồng ý của cô thì chàng trai bị phạt tới 10 năm tù ngược lại nếu đồng ý, họ sẽ được kết hôn không cần tiền ăn hỏi.
May mắn cho các chàng trai là hầu hết các cô gái bị lừa cưới theo phong tục kết hôn Thổ Nhĩ Kỳ khác lạ này đều thừa nhận mình đồng ý chàng trai lừa, 1 phần lý do là vì tình yêu, 1 phần khác là do nếu để chàng trai đi tù thì cô gái cũng bị mọi người ghét bỏ, coi cô không trong sạch, khó lấy chồng nên lựa chọn đồng ý sẽ tốt cho tất cả mọi người hơn.
Tuy vậy dù tòa án có phán quyết cho chàng trai và cô gái được ở bên nhau thì bố cô gái cũng đe dọa muốn giết chàng trai và lúc này cô gái thường phải nhờ đến sự giúp đỡ của trường thôn, chàng trai sẽ dưa 1 lễ vật ăn hỏi đủ tầm chi trả của mình hoặc để em gái mình hoán hôn cho nhà gái thì mới được kết hôn.
2. Cưới lao dịch
Những chàng trai không đủ tiền cho lễ ăn hỏi ngoài cách lừa hôn còn có thể bán mình cho nhà gái để thay thế cho tiền ăn hỏi.
Việc bán mình ở Thổ Nhĩ Kỳ khác với bán mình làm nô lệ như thời trung cổ, chàng trai chỉ đến nhà gái làm việc khoảng 2 năm sẽ được cưới vợ nên phong tục này còn được gọi là cưới lao dịch.
Tuy không vật vả như nô lệ thời trung cổ nhưng chàng trai đến nhà gái làm việc kiểu này cũng rất cực khổ nên hiện nay hiếm có người áp dụng phong tục này.
3. Nhuộm móng, lòng bàn tay tay, đốt quần áo cũ của cô dâu
Cả lòng bàn tay cô dâu đều được nhuộm đỏ
Làm móng, nhuộm móng là một trong những hoạt động yêu thích của các chị em, nhất là khi đến ngày lễ trọng đại của mình. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, các cô dâu cũng được nhuộm móng và đây là nghi lễ kết hôn truyền thống của người Thổ.
Theo đó, cô dâu trước khi cưới, bà mối hoặc chị dâu của chú rể sẽ nhuộm ngón tay trái, nhuộm lòng bàn tay trái hoặc nhuộm cả 2 bàn tay bằng màu đỏ thạch lưu với ngụ ý chúc cuộc hôn nhân đầy may mắn.
Màu nhuộm càng đẹp càng biểu hiện tương lai của đôi uyên ương càng hạnh phúc dài lâu. Ngoài ra, nếu du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch gặp phải nghi lễ này, khi tổ chức nghi lễ nhuộm móng, bạn sẽ thấy cô dâu sẽ thay vài bộ quần áo và đốt đi 1 bộ cũ để thể hiện từ nay cô sẽ bắt đầu 1 cuộc sống mới. Trong thời gian nhuộm tay, bạn bè cô dâu sẽ vừa khóc vừa hát để nói về tình cảm bạn bè thân thiết trước lúc ly biệt của họ với cô dâu.
4. Chặn đường để đòi bồi thường
Một phong tục cưới hỏi lạ khác ở Thổ Nhĩ Kỳ là khi nhà trai rộn ràng tới nhà gái rước cô dâu mà bị 1 vài người chặn xe hoa, nhà trai sẽ đưa tiền, khăn tay để bày tỏ “sự lấy lòng”, cảm ơn thì những người chặn đường sẽ cho xe hoa đi qua.
Ý nghĩa của phong tục này là cuộc đời hôn nhân của đôi vợ chồng mới sẽ thỉnh thoảng có khó khăn, trở ngại, không phải lúc nào cũng thuận lợi, vợ chồng phải biết yêu quý, thu xếp sao cho cuộc sống đôi lứa hợp lý để hôn nhân bền lâu hơn.
5. Lễ tắm cô dâu
Nghi lễ tắm cô dâu để rũ bỏ hết ô uế trước khi về nhà chồng
1 ngày trước khi lễ cưới diễn ra, mẹ cô dâu hoặc chính cô dâu sẽ nhờ họ hàng, bạn bè là nữ giới đến tắm cho cô dâu. Lễ tắm cô dâu này cũng có sự tham gia của mẹ chú rể, ý nghĩa của lễ này là để tẩy đi hết dũ sạch ô uế trên người cô dâu trước khi bước vào nhà chồng.
Sau khi mời mọi người đến, cô dâu sẽ được dẫn vào phòng tắm, cởi bỏ hết quần áo và đi xung quanh phòng tắm hôn tay những người phụ nữ lớn tuổi để thể hiện sự tôn kính, mẹ chú rể sẽ vung tiền lên đầu cô dâu, tặng quà cho cô trong khi bạn bè cô dâu đang ca múa. Sau khi vung tiền, mẹ chú rể sẽ nhuộm đỏ bên chân phải còn bà mối nhuộm chân trái cô dâu.
Xà phòng, quần áo tắm, nước hoa cho cô dâu đều là đồ mà nhà trai chuẩn bị và mang sang nhà gái trước lễ tắm cô dâu. Nhiều vùng miền còn duy trì phong tục kết hôn lạ này và xem nó là nghi thức quan trọng, nhiều nhà trai còn tặng thêm thịt dê nướng để buổi lễ thêm sôi nổi.
6. Lời khuyên cuối cùng cho cô dâu
Bố cô dâu tổ chức tạm biệt và khuyên răn con gái lần cuối
Một phong tục khác là khi cô dâu sắm về nhà chồng, bô của cô sẽ tổ chức nghi lễ tạm biệt con gái, trong nghi lễ này ông sẽ buộc 3 chiếc vòng vào thắt lưng của cô với ngụ ý, đây là lời khuyên răn đầu cũng là cuối cùng của ông dành cho con gái, ông mong rằng con gái đi đâu cũng sẽ biết giữ gìn miệng, eo, tay của mình, 3 bộ phận vốn vô cùng quan trọng trong quan niệm của người Thổ.
Tay đại diện cho sự may mắn, cần cù, eo được buộc bằng 2 sợi chỉ đỏ và trắng, nơi đây chỉ có thể do chú rể cởi ra, ngụ ý sự chung thủy của cô với chồng và miệng, mẹ chồng sẽ cho cô ăn kẹo để ngụ ý cuộc sống hôn nhân sẽ luôn ngọt ngào, hạnh phúc.
8. Hôn nhân cận huyết
Hôn nhân cận huyết phổ biến ở vùng cao nguyên Thổ Nhĩ Kỳ
Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ cực bất ngờ vì dân số 2 giới tính ở nhiều vùng ở Thổ chiếm đến 20% dân số vùng, người 2 giới tính là những người vốn sinh ra có 2 bộ phận sinh dục của cả nam và nữ, nguyên nhân tạo ra người 2 giới tính thường là do hôn nhân họ hàng gần, kết hôn cận huyết.
Ở nhiều vùng cao nguyên của Thổ, cuộc sống rất cực khổ bởi họ sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn sơn dương nên những người ở đây nghĩ rằng kết hôn cận huyết giúp họ thân càng thêm thân, bớt mâu thuẫn, rủi ro trong hôn nhân.
Nhưng kết hôn kiểu này lại tạo ra hậu quả xấu cho thế hệ tiếp theo, những đứa trẻ sinh ra chẳng biết là nam hay nữ, sức khỏe yếu kém, lắm bệnh tật, luôn mặc cảnh với mọi người xung quanh. Những đứa trẻ này khi lớn lên cũng có thể kết hôn, cuộc sống cũng đầy cực khổ, khó khăn vì vấn đề giới tính, sức khỏe.
Phong tục kết hôn của Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nhiều nét giống và khác ở Việt Nam nhỉ, nếu bạn muốn khám phá thêm nhiều điều thú vị về phong tục này, sao không thử đặt tour du lịch và đến Thổ Nhĩ Kỳ, tham gia 1 trong những hôn lễ này để tự mình cảm nhận sự độc đáo, khác lạ của chúng nhỉ.