Quảng trường Hippodrome thời Byzantine
Quảng trường Hippodrome là tên cũ của trung tâm văn hóa và thể thao của thành phố Constantinople (nay là Istanbul) của Đế Chế Byzantine. Nơi đây từng là quảng trường đua ngựa thời Byzantine. Sau khi Đế Chế Ottoman chiếm Istanbul từ đế chế Byzantine năm 1453 và cho xây thánh đường Sultanahmet thì nơi đây được đổi tên thành Quảng Trường Sultanahmet (tiếng thổ nhĩ kỳ “Sultanahmet Meydanı”) lấy tên vị vua Ahmet thời đó.
Quảng trường Sultan Ahmet, phía sau là nhà thờ Sultan Ahmet và bảo tàng Hagia Sophia
Bể nước Wilhelm, khách du lịch có thể sử dụng nước sạch ở đây thoải mái, nhất là trong những ngày hè nóng nực.
Năm 1898, kỉ niệm lần thứ vua Wilhelm (Đế Chế Đức) lần thứ hai tới Istanbul, Ông đã cho xây bể nước kỷ niệm quan hệ giữa hai Đế Chế thời đó. Nhưng đến năm 1899 bắt đầu được triển khai xây dựng thì đến năm 1900, Đế Chế Ottoman làm lể chuyển giao ngai vàng của vua Ahdulhamid. Thế nên đến tận 27-01-1901 bể nước mới được khánh thành trong ngày lễ sinh nhật của vua Wilhelm II.
Cột đá Theodosius sừng sững giữa quảng trường hippodrome tại Istanbul
Nằm trong quần thể quảng trường Hippodrome, được Hoàng Đế Theodosius – Đế Chế La Mã cho đưa về Istanbul năm 390 sau Công Nguyên (CN). Theo các nghiên cứu lịch sử, cột đá được vua Ai Cập cổ đại Thutmose III cho làm thể kỷ 15 trước CN. Chiều cao nguyên khối trước đây của Cột Đá là 30m, nhưng trong giai đoạn vận chuyển phần cuối của cột bị hư hại và gãy. Hiện nay chiều cao của cột đá là 18.45m, thêm chân đế thì tổng chiều cao là 24.87 mét và nặng gần 200 tấn.
Hình ảnh trên cao về cột rắn đá tại quảng trường Hippodrome
Cận cảnh cột rắn đá hippodrome, phía sau là Cột đá Theodosius
Đầu rắn được lưu trữ tại bảo tàng khảo cổ học Istanbul
Đây là tác phẩm hay di tích cổ nhất trong quảng trường Hippodrome được xây dựng trong đền thờ thần Apollo tại Delphi, Hi Lạp năm 479 trước công nguyên để kỷ niệm chiến thắng của quân Hi Lạp trước Đế Chế Persian (Iran). Cột đá cao 5m trong hình ba con rắn cuộn vào nhau. Hiện hai đầu của tượng rắn mất tích và chỉ có chiếc đầu thứ 3 đang nằm trong Bảo Tàng Khảo Cổ Học Istanbul.
Cột đá Constantinus (bên trái) và vị trí của nó so với cột đá Theodosius (bên phải)
Nằm cuối quảng trường Hippodrome được Vua Constantine VII cho tu sửa năm 911-959 sau CN, nhưng không biết rõ là ai cho xây dựng cột đá này mặc dù mang tên vị vua Constantine. Vua Constatine VII cho tu sửa và khắc nổi biểu tượng mô tả chiến thắng của cha ông là Basileios năm 867-886. Theo tương truyền rằng, trước đây trên đỉnh cột đá có huy hiệu và một quả cầu vàng của Vua Basileios. Năm 1204-1261 trong cuộc thập tự chinh của các hiệp sỹ Châu Âu đến đây đã bị hạ xuống và nung chảy đi nhằm làm giảm quyền lực ảnh hưởng của đế chế Constatine. Đây là một địa danh không thể bỏ qua khi đi du lịch Istanbul cũng như Thổ Nhĩ Kỳ.