Đảo Hoàng Tử yên bình, 1 quận nằm ngoài khơi của Istanbul
Quần đảo Hoàng Tử thuộc khu vực biển Marmara, nằm ở phía Đông Nam của thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và cũng được chính quyền xác định là 1 quận trong 39 quận của cố đô tuyệt mỹ nhất đất nước nửa Á nửa Âu.
Đảo Hoàng Tử là một quần đảo lớn có tổng cộng 9 đảo lớn nhỏ, trong đó có 4 hòn đảo chính gồm Büyükada, Burgazada, Heybeliada cùng đảo Kinaliada, các du khách đến đây đều có thể đến thăm quan tất cả các đảo rất tự do, dễ dàng.
Số lượng dân cư trên quần đảo này khá khiêm tốn chỉ tầm 15000 người nhưng hằng ngày trên quần đảo có lượng người đến hơn 100000 người và “con số đội lên đó” chính là các khách du lịch đến thăm quan, trong đó đa phần là khách nước ngoài và cư dân của thành phố Istanbul muốn ra đảo để tìm kiếm vài phút thư giãn, thảnh thơi, tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của thành thị.
Tên chính thức của đảo trên bản đồ là Kizil Adalar, Red Islands, đọc lên chắc bạn cũng thấy nó chẳng liên quan gì đến 2 chữ “Hoàng Tử” nhỉ nhưng vì sao người dân Thổ và các du khách cứ thích gọi quần đảo bình yên, xinh đẹp này với cái tên Hoàng Tử?
Điều này hoàn toàn xuất phát từ lịch sử của đảo, vào thời Byzantine, người ta sử dụng quần đảo này làm nơi lưu đày các hoàng tử và những thành viên hoàng gia “đang mang tội”. Đến sau này khi đế chế Ottoman ra đời, nơi này vẫn tiếp tục được sử dụng để lưu đày các thành viên của gia tộc Sultans.
Với những “tù nhân” quá đặc biệt và đẳng cấp như thế nên từ thời Byzantine, Ottoman người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã quen dùng cái tên Hoàng Tử cho quần đảo này thay vì tên gọi chính thức của đảo là Kizil Adalar.
Trong một thời gian dài, đảo được dùng làm nơi lưu đày vua chúa, giới quý tộc Thổ cho tới năm 1453, khi bị một đội quân Ottoman chiếm đóng sau cuộc chiến Constantinople và trong suốt thế kỷ 19, quần đảo dần dần được xây dựng lên và trở thành 1 khu nghỉ dưỡng mùa hè yêu thích của vua chúa và giới quý tộc Thổ.
Ngày nay, bạn vẫn có thể mường tượng, cảm nhận được cuộc sống xa hoa, giàu có của tầng lớp quý tộc Thổ xưa kia trên quần đảo Hoàng Tử qua những ngôi nhà kiểu Victoria sang trọng, hoàng tráng vẫn còn được bảo tồn rất tốt.
Rất nhiều năm trước, quần đảo là nơi lưu đầy các hoàng tử, quý tộc Thổ
Đảo Adalar ngoài việc nổi tiếng là nơi lưu đày tầng lớp quý tộc Thổ nó còn là nơi sản sinh và cư ngụ của nhiều huyền thoại thế giới. Nhà văn truyện ngắn Sait Faik Abasıyanık, cầu thủ bóng đá nổi tiếng Lefter Küçükandonyadis đã được sinh ra trên mảnh đất này.
Nhà lý luận cách mạnh lỗi lạc người Nga Leon Trotsky sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô đã đến Büyükada, hòn đảo lớn nhất của quần đảo để cư trú từ năm 1929 đến năm 1933. Sau đó nhà thơ Nâzım Hikmet huyền thoại cũng đến Học viện Hải quân ở đảo Heybeliada trong khoảng năm 1913 – 1918.
Một điểm thú vị khác của đảo Hoàng Tử Thổ Nhĩ Kỳ là nơi đây có sự pha trộn văn hóa cực kỳ độc đáo, mỗi hòn đảo có 1 cộng đồng tôn giáo đa số khác nhau như đảo Burgazada là nơi cư ngụ của ngư dân người Hy Lạp, đảo Kinaliada là quần thể khu nghỉ dưỡng của những giám mục người Armenia ở Istanbul, đảo Heybeliada là đảo của giới tư sản Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp.
Trong khi đó hòn đảo lớn nhất Büyükada lại thuộc về những người gốc Do Thái, Châu Âu ở Istanbul. Mặc dù có sự khác biệt về dân tộc, văn hóa nhưng những người dân trên quần đảo vẫn sống rất hài hòa, bình yên, du khách đến đây sẽ thấy trên các đảo không chỉ có giáo đường, nhà thờ Kitô giáo mà còn có cả nhà thờ Hồi giáo vẫn đang hoạt động mỗi ngày.
Phương tiện di chuyển chính ở đây chỉ có xe đạp và xe ngựa
Đến đảo Hoàng Tử điều đầu tiên các du khách cảm nhận được không phải là sự hiếu khách của dân bản xứ, các nét đẹp tráng lệ của những công trình cổ, hiện đại đan xen ở đây mà là sự tĩnh lặng, bình yên ấn tượng đến mức bạn không cách nào có thể bỏ qua.
Không khí trên đảo rất trong lành, không hề có mùi xăng xe, khi bạn lang thang trên các vỉa hè của đảo, chỉ cần dừng chân vài phút cũng dễ dàng ngửi được mùi hương hoa bên đường, mùi nắng ấm cực kỳ dễ chịu, thoải mái.
Âm thanh trên đảo Adalar không có tiếng động cơ của xe hơi bởi nơi đây cấm ô tô tuyệt đối nên không gian đảo khá yên tĩnh, du khách chỉ nghe thấy tiếng nói chuyện, tiếng xe đạp, xe ngựa lốc cốc trên đường và đây cũng là 2 phương tiện di chuyển chính trên các đảo.
Để sử dụng các phương tiện di chuyển, trước tiên với xe đạp, bạn có thể tự thuê xe với giá tầm 5 TL/giờ, 10 TL/ngày và thỏa sức khám phá từng góc nhỏ của các hòn đảo. Những công ty cho thuê xe đạp rất chu đáo, họ thường cung cấp luôn bản đồ đảo miễn phí nên bạn không cần phải hỏi đường hoặc sợ lạc đâu nhé.
Nếu không thích di chuyển bằng xe đạp, bạn có thể chọn thuê xe ngựa, giá xe ngựa thì không cố định, mức giá còn tùy thuộc vào vị trí bạn muốn đến nhưng để tránh bị “chặt”, bạn nên hỏi giá cả trước.
Các con đường trên đảo được làm quanh co, nằm nghiêng nghiêng theo sườn đồi, nằm lọt giữa các rừng thông xanh mướt, những ngôi nhà, biệt thự gỗ sang trọng, vừa di chuyển vừa ngắm cảnh bạn sẽ thấy vô cùng bình yên, tâm hồn lắng đọng, rũ bỏ hết mọi muộn phiền, mệt mỏi của cuộc sống sau lưng chỉ trong vài phút thôi đấy.
Một góc rừng yên bình của quần đảo
Khi di chuyển trong phạm vi đảo, bạn cần xe đạp, xe ngựa nhưng nếu muốn di chuyển qua lại các đảo, bạn sẽ cần đến đi bằng tàu phà và phương tiện này hoàn toàn miễn phí, bạn muốn đi đâu thì đi nhé.
Sau phương tiện là chỗ chơi, trên quần đảo Hoàng Tử có cái gì để bạn khám phá? Trên đảo Büyükada có con đường Cankaya tràn đầy những ngôi nhà gỗ tuyệt đẹp, 1 trong số chúng đã từng là nơi cư trú của chính trị gia Leon Trotsky.
Nơi đây còn có tu viện Chính thống Giáo Hy Lạp Saint George, nó nằm trên đỉnh đồi cao nhất của hòn đảo, từ trên tu viện bạn có thể phóng tầm nhìn ngắm toàn bộ nét đẹp của cả quần đảo rộng lớn và một phần của cố đô Istanbul.
Ngôi làng Hristo (nghĩa là Jesus trong tiếng Hy Lạp) trước kia được xây dựng để làm sòng bạc, khách sạn nhưng chính quyền đã từ chối và nó trở thành trại trẻ mồ côi của Hy Lạp và khi số người dân Hy Lạp cư trú ở Thổ Nhĩ Kỳ suy giảm thì trại trẻ cũng bị đóng cửa và bỏ hoang nhưng công trình vẫn còn đó nhiều nét cổ kính, nguy nga rất đáng để bạn khám phá.
Đảo Heybeliada có nét đẹp tự nhiên nhất, thảm thực vật ở đây cực tươi tốt, nơi đây còn có 1 tu viện Chính thống Giáo của Hy Lạp, viện Thần học Halki tuyệt đẹp. Còn trên đảo Burgazada, hòn đảo lớn thứ 3 của quần đảo, du khách có thể khám phá pháo đài Antigonus nổi tiếng.
Mùa nào trong năm quần đảo cũng đều đẹp tuyệt
Kinaliada, hòn đảo nhỏ nhất trong 4 đảo chính có lượng rừng cây ít nhất nhưng bao quanh đảo là nước biển xanh thẳm, cảnh đẹp tự nhiên cũng khiến mọi du khách lưu luyến, khắc sâu cho mỗi lần ghé thăm đấy.
Nếu thích thú với đảo Hoàng Tử Thổ Nhĩ Kỳ, bạn hãy đặt tour trên hvntravel.com đến thăm quan ngay, mọi mùa trong năm quần đảo đều có nét đẹp riêng và sẽ không hối tiếc khi đến đây đâu nhé.