Thị trấn cổ Hasankeyf với lịch sử lâu đời kéo dài tới tận 12000 năm, ở nơi đây không những tồn tại nhiều di tích cổ xưa huyền bí mà còn sở hữu nhiều nét văn hóa vô giá của dân tộc thổ nhĩ kỳ nhưng tất cả những điều này có thể không còn nữa khi đập Ilisu xây dựng hoàn tất.
1. Thị trấn cổ có lịch sử lâu đời bậc nhất thế giới – Hasankeyf 12000 tuổi
Vẻ đẹp ấn tượng của thị trấn 12000 tuổi
Nằm bên bờ sông Tigris ở phía Đông Nam của Thổ Nhĩ Kỳ, thị trấn Hasankeyf là mái nhà của hàng ngàn thế hệ với lịch sử kéo dài đến tận 12000 năm. Thị trấn đã từng “bước qua” các giai đoạn lịch sử huy hoàng và tàn khốc nhất nhân tạo từ đế chế La Mã vị đại đến thời Byzantine, Ottoman rồi đến thời hiện đại hóa như ngày nay.
Với độ “tuổi” quá cao, thị trấn Hasankeyf không chỉ là chốn bình yên của người dân bản xứ mà còn là nguồn di sản cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà lịch sử, khảo cổ, du khách trên khắp thế giới. Hàng năm có hàng ngàn lượt khách ghé đến đây tham quan các tàn tích, thành cổ, hanh động.
Có rất nhiều công trình cổ xưa được các du khách thường xuyên “check-in”, khám phá như các trụ cột, chân cầu đổ – nơi vốn đã từng có 1 cây cầu đá lớn, công trình giao thông công cộng quan trọng với người dân thị trấn nhưng theo thời gian, chiến tranh, cây câu đá nay chỉ còn lại những tàn tích rải rác khắp đoạn sông.
Ở Hasankeyf có một công trình lớn gần 550 năm tuổi Zeynel Bey là phần mộ cổ của 1 hoàng tử Trung Á. Theo các tài liệu ghi chép lại, vào năm 1475 ngôi mộ này được vua Uzun Hassan chỉ thị xây dựng nhằm mục đích để tưởng niệm 1 người con của ông đã hi sinh trong 1 cuộc chiến lớn.
Lăng mộ gần 550 năm tuổi Zeynel Bey
Ngôi mộ nằm ở vị trí có thể bao quát cả 1 đoạn sông Tigris, được xây dựng theo kiểu tòa tháp có hình vòm theo phong cách kiến trúc Anatolia. Phần đỉnh hình vòm cao tới 15 m, đường kính khoảng 6 m giúp thông gió tốt cho lăng mô, các viên gạch xây dựng các bờ tường được sắp xếp tỉ mỉ, tăng độ rắn chắc, bền vững giúp công trình vượt qua gió mưa và thời gian, tồn tại đến ngày nay.
Hướng nhiều ra sông Tigris còn có công trình làm bằng chất liệu đá màu mật ong quyến rũ – Citadel – 1 công trình có ý nghĩa sâu sắc về mặt tôn giáo ở Hasankeyf và mang giá trị khảo cổ cao.
Ngoài 2 công trình nổi bật này, bên bờ sông Tigris còn có nhiều công trình lịch sử khác mà theo dự án xây dựng đập Ilisu thì các công trình này sẽ lần lượt được di dời sang 1 địa điểm khác để tiện cho du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch tham quan nhưng việc di dời này khá khó khăn vì chúng hầu hết nằm ở phía bên kia của Tigris, không thể di dời trong thời gian ngắn được.
Du khách ngắm chân cầu đá đổ cũ bên cây cầu mới
Ở Hasankeyf còn có 1 khu phố chính mà tại đây trước khi kế hoạch xây đập thủy điện được thực thi, khu phố cực kỳ nhộn nhịp với nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, nhà hàng, quán ăn, khách sạn nhỏ… Tuy vậy, vào năm 2010, khi có 1 người mất mạng vì bị đá đè chết, chính phủ đã quyết định đóng cửa vĩnh viễn nhiều di tích, hang động ở Hasankeyf nên khu phố chính của thị trấn cũng trở nên hiu quạnh, nhiều địa điểm kinh doanh đóng cửa, các lượt du khách ghé đến đây đã ngày càng giảm dần theo thời gian.
2. Đập Ilisu nhấn chìm Hasankeyf dưới lòng nước
Thị trấn cổ đang chìm dần trong làn nước
Thị trấn Hasankeyf có lịch sử lâu đời, nhiều di sản, giá trị văn hóa lớn, thỏa mãn đến 9 tiêu chí trong 10 tiêu chí mà 1 di sản nên có để được UNESCO công nhận và xếp vào danh sách di sản văn hóa thế giới.
Tuy vậy do vị trí địa lý, đặc điểm vùng của mình mà thị trấn đã rơi vào “tấm ngắm” của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, vào năm 1950, đã có 1 dự án trình lên chính phủ đề xuất xây dựng đập thủy điện ở thị trấn cổ Hasankeyf.
Với tham vọng biến nơi đây thành nhà máy thủy điện lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ nên sau nhiều lần suy xét thì tới năm 2006 chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức phê duyệt và bắt đầu triển khai dự án này trong thực tế.
Dự án này đã vấp phải sự phản đối của nhiều cơ quan, tổ chức, quốc gia trên thế giới, khởi đầu là Ngân hàng Thế giới sau 2 năm khi dự án được phê quyệt, họ đã tiến hành nhiều báo cáo độc lập tuyên bố dự án này không đáp ứng các điều kiện về khả năng bảo toàn di sản văn hóa.
Các nước Thụy Sĩ, Đức, Áo lần lượt tuyên bố rút tài trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ với dự án này vào mùa hè năm 2009, bởi lo lắng dự án này phá hủy môi trường sinh thái của vùng, làm biến mất thị trấn đã có 12000 tuổi này.
Nhưng giới chức trách Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm thực hiện dự án này bằng được và lý do họ đưa ra là đập thủy điện Ilisu sẽ mang đến nguồn điện lớn, cấp nước cho hoa màu và thậm chí là… thêm thu nhập từ khách du lịch Thổ Nhĩ Kỳ giá rẻ khi khai thác các môn thể thao dưới nước ở đập này.
Họ còn đưa ra phương pháp “chữa cháy” là di dời khoảng 300 di tích lớn nhỏ của thị trấn đến 1 địa điểm khác và tạo ra 1 công viên du lịch văn hóa mới mang tên của chính thị trấn là Hasankeyf.
Như để thể hiện quyết tâm của mình, họ đã phá bỏ nhiều tảng đá lớn quanh thị trấn, hơn 200 hang động trong số hàng ngàn hang động ở đây cũng bị lấp kín. Ngôi mộ cổ gần 550 tuổi – Zeynel Bey cũng được di dời đi đến vị trí mới với chi phí cũng cực tốn kém…
Mộ cổ được dời đến công viên mới
Sau khi tiến hành di dời vài công trình, chính quyền xây đập Ilisu lên và lúc này nước bắt đầu “tấn công” thị trấn cổ và theo dự báo chỉ vài năm nữa thôi, toàn bộ thị trấn sẽ bị nhấn chìm trong nước.
Khi đó, 80000 người dân của thị trấn sẽ mất nhà, mất thị trấn mà bao thế hệ cha ông đã sinh sống và ra đi. Các loài động thực vật mất nơi sinh trưởng, 1 vài loài có thể biến mất như chim te te, rùa mai mềm Euphrates. Các biểu tượng văn hóa của cộng đồng Kurd cũng sẽ bị chìm và biến mất theo làn nước sâu.
Trước khi các thảm cảnh này trở thành hiện thực, những bạn mê đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch nên xuất phát sớm đến đây tham quan, khám phá thị trấn cổ, chụp lại những bức hình kỷ niệm.
Mỗi khung cảnh của thị trấn cổ đều sẽ cho bạn những bức ảnh “check-in” chất nhất, bởi không phải ở nơi nào cũng có thể duy trì và tồn tại 1 thị trấn có đến hơn cả chục ngàn năm tuổi. Rất nhiều di tích cổ xưa lưu giữ phong cách nghệ thuật đặc trưng của các đế chế theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau, chúng sẽ làm bạn mê mẩn đến lạc lối về đấy nhé.
Đến đây càng sớm càng tốt bạn nhé, bởi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tiếp tục thực hiện dự án xây đập thủy điện đầy tham vọng của họ bất chấp sự phản đối của rất nhiều người.
Bạn đến trễ có thể chỉ còn nhìn thấy hình ảnh vài đỉnh mái nhà trong thị trấn cổ ẩn hiện dưới làn nước của đập thủy điện, xem các di tích cổ đã được di chuyển đến công viên văn hóa “chuyên nghiệp” nơi nó đã mất đi nét đẹp mộc mạo, nhuốm thời gian vốn có của mình.
Trót lỡ thương nhớ thị trấn Hasankeyf của Thổ Nhĩ Kỳ, du khách Việt nên đến đây tham quan, trải nghiệm. Bạn sẽ cực hạnh phúc và thích thú khi nhìn thấy các công trình cổ còn sừng sửng tồn tại cả trăm ngàn năm đấy.