Thành phố cổ Hierapolis, nơi còn lưu giữ nhiều tàn tích của các đền đài cổ xưa, có hàng bậc thang đá vôi trắng xóa tuyệt đẹp như cảnh thiên đường, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thổ nhĩ kỳ, bạn có muốn đến du ngoạn, trải nghiệm?
1. Hierapolis – Thành phố linh thiêng Hy Lạp – La Mã cổ đại
Quần thể Hierapolis đã được tổ chức UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới
Trên thế giới luôn có 1 vài nơi còn bảo tồn lại những di tích cổ xưa, những di tích mà khi lạc bước đến, bạn như cảm nhận cả hàng vạn hàng ngàn năm lịch sử như chảy ngược qua ánh mắt mình, đưa bạn về những thời điểm lịch sử huy hoàng – suy tàn của các đế chế xưa.
Hierapolis cũng là một nơi như vậy, đây vốn là thành phố Hy Lạp – La Mã cổ đại nằm ở Phrygia, phía dưới thành phố là các dòng suối nước nóng ngầm ở phía Tây Nam Anatolia, Hierapolis nằm gần biển Aegean nên có khí hậu ôn hòa trong cả năm.
Tàn tích của thành phố nằm ở thung lũng sông Menderes, tiếp giáp với Pamukkale, nằm ngay cạnh “ruộng bậc thang” đá vôi Pamukkale nổi tiếng, gần Denizli, thuộc phần lãnh thổ thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ. Khu vực này tạo thành một quần thể cảnh quan văn hóa rộng lớn đã được tổ chức UNESCO công nhận, đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1988.
Tên Hierapolis được đặt cho thành phố này trong tiếng La Mã có nghĩa là “thành phố linh thiêng”, “thành phố thần thánh”. Cái tên này có ý nghĩa như vậy là bởi nơi đây đươc nhiều triều đại, vua chúa dày công xây dựng lượng lớn các đền đài, công trình.
Thành phố đã được xây dựng nhiều lần
Vào triều đại của Augustus, hình ảnh của thành phố còn được mô tả một cách chính thức trên các đồng tiền lưu hành thời đó. Cho nên, rất nhiều người xem đây là vùng đất thánh kể từ thời vua Pergamon Eumenes II.
Về thiết kế, thành phố cổ Hierapolis được xây dựng với một mạng lưới đường phố chạy song song hay vuông góc với các tuyến đường chính cực khoa học, dễ di chuyển.
Tuyến đường phố chính này chạy từ Bắc ra Nam, dài khoảng 1.500 mét, rộng 13,5 mét. Ở hai đầu của tuyến đường chính có một cánh cổng được thiết kế vô cùng tráng lệ nằm bên cạnh những tòa tháp vuông được xây dựng với các khối đá khổng lồ và một cổng khác là cổng Domiti, nằm gần cổng thành phố ở phía bắc.
Cổng khải hoàn nằm bên cạnh các tháp tròn được xây dựng bởi nhà tiên tri nổi danh Julius Frontinus.
Thành phố trải qua nhiều lần xây lại sau các trận động đất lớn, được cải tạo vào các thời điểm khác nhau trước các vua chúa thực hiện các chuyến viếng thăm với mục đích đến các suối nước nóng chữa bệnh.
Ngoài ra, Septimius Severus còn có một số tòa nhà mới được xây dựng nhằm tri ân vị thư ký Antipater, 1 người gốc Hierapolis, đã có công dạy dỗ 1 vị con trai của hoàng đế.
Ngày nay, thành phố cổ Hierapolis này chỉ còn lại các tàn tích, được bảo tồn khá tốt như một số công trình tiêu biểu khu nghỉ dưỡng của vua chúa, quý tộc, nhà tắm, nhà hát…
2. Nhiều di tích cổ, thác nước canxi huyền ảo đẹp như cõi thiên đường
Điểm nổi bật ở thắng cảnh này là “ruộng bậc thang” đá vôi, thác nước canxi trắng xóa khổng lồ với tổng chiều dài lên đến 2.700 m, rộng 600 m, cao 160 m.
Các con suối địa nhiệt nặng trĩu muối canxi sau nhiều thiên niên kỷ chảy qua những gờ cao nguyên đã tạo ra chuỗi nhũ đá vôi, thác nước đổ xuống vùng thung lũng, tạo thành một vùng trắng tuyết, khung cảnh với tầng tầng lớp lớp các nấc thang như bậc thang dẫn lối đến thiên đường vậy.
Bậc thang đá vôi trắng xóa, nước suối xanh ngắt tuyệt đẹp
Bên cạnh đó, các dòng nước suối đọng lại cũng tạo ra vô số các hồ suối khoáng màu xanh ngắt kết hợp với cảnh núi non hoang sơ tạo ra một khung cảnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ, người đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch có thể tắm mình trong các dòng suối này lại được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cực khó quên.
Hierapolis bên dưới có các suối nước nóng được xây dựng thành các bể tắm hơi bắt đầu từ thế kỷ thứ 2 TCN, rấy nhiều người từ ngàn xưa đã chọn đến đây để chữa bệnh.
Bởi theo các tài liệu cổ, nguồn khoáng này được dẫn vào bể, sở hữu khả năng chữa bệnh đa dạng như bệnh tim, bệnh huyết áp cao, bệnh thấp khớp, bệnh liên quan đến tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, mắt, các bệnh ngoài da, chữa kiệt sức… Có khoảng 17 suối nước nóng với nhiệt độ trung bình từ 35 độ đến 100 độ C.
Để tận dụng tốt các suối nước nóng này, Hierapolis tạo ra thành phố với nhiều phòng tắm lớn liên kết chặt chẽ với nhau, xây dựng từ các khối đá lớn mà không sử dụng thêm vữa hay bất kỳ chất kết dính nào khác như rất nhiều người đã lầm tưởng.
Pamukkale – “Lâu đài bông” từ cả nghìn năm trước, đã được các bậc tiền nhân thông thái quy hoạch du lịch từ rất sớm nên có hệ thống khu nghỉ dưỡng khoáng nóng đa dạng, tiện dụng.
Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, tại đây bạn còn thấy khu nghỉ dưỡng của vua chúa còn lại 3 cổng vòm chiến thắng nằm ở 2 bên của tháp tròn, chúng được thống đốc Frontinius xây dựng. Tất cả những quần thể kiến trúc này được xây dựng trong khoảng thế kỷ thứ II TCN.
Đi kèm với các nhà tắm là những công trình khác như thư viện, bồn tắm, phòng tập thể dục, xưởng cưa đá… Trong đó còn có cả nghĩa trang, các quan tài đặt ở đây là của những người đã từng đến đây chữa bệnh.
Thành phố còn có khu phức hợp thiết kế theo đúng kiến trúc kiểu vòm thời cổ đại được bảo quản khá tốt.
Nhà hát rộng lớn, các chỗ ngồi còn nguyên vẹn đến ngày nay
Nhà hát cổ có diện tích lớn được phân thành 9 lối đi khác nhau, dọc theo đó là 8 đại sảnh rộng có sức chứa lớn tới 1.500 người cùng lúc. Trong nhà hát còn có các băng ghế xếp thành bậc thang, đến nay vẫn còn nguyên vẹn được chia thành 2 phần riêng biệt, ngăn cách nhau bởi 1hành lang ngang dài.
Để vào nhà hát bạn có thể di chuyển qua 1 trong 4 lối vào, nhà hát còn có 6 bức tượng đá cẩm thạch tuyệt đẹp.
Tàn tích của nhà hát ngày nay được trưng bài trong 1 bảo tàng nằm gần thành phố cổ, các tác phẩm trang trí từ nhà hát đa số đã được khôi phục.
Các bức phù điêu của tòa nhà 1 phần đã được thay thế bằng các bản sao để bảo tồn chúng tốt hơn. Những tác phẩm được tìm thấy có nhiều bức phù điêu “kể về” các thú vui của Dionysos, 2 vị thần nổi tiếng thần ánh sáng Apollo và thần săn bắn Artemis, quá trình đăng quang của Hoàng đế La Mã Septimius Severus.
Tàn tích đền thờ thần mặt trời Apollo
Ngoài nhà hát, người du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc còn có thể tham quan ngôi đền Apollo được xây dựng trên 1 khu vực đặc biệt đã có hoạt động địa chất. Gần đó còn có đền thờ các vị thần Hy Lạp huyền thoại khác như Poseidon, Artemis… Ngày nay các ngôi đền thờ này chỉ còn lại phần nền móng, một số được xây mới cho du khách dễ cảm nhận công trình nghệ thuật cổ xưa đẹp đẽ, tráng lệ như thế nào.
Lăng mộ thánh Philip ở trên ngọn đồi phía sau Hierapolis cũng là một điểm đến tuyệt vời, thánh Philip vô cùng nổi tiếng ở đây, ông đã biến cái chết của mình thành 1 cái chết của người tử đạo.
Ngôi mộ của ông được kiến trúc sư Martyrium của thời Byzantine thiết kế theo phong cách kiến trúc hình bát giác ở dưới có mái vòm. Có thể nói dù trải qua rất nhiều năm tháng nhưng đây là 1 trong cách di tích được bảo tồn tốt nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu bạn đang tìm hiểu về thánh Philip, những sự kiện quanh cuộc đời ông thì không nên bỏ qua việc viếng thăm ngôi mộ này.
Phần giới thiệu này có làm bạn hào hứng với thành phố cổ Hierapolis không? Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp, chọn một chặng tại Hierapolis đảm bảo bạn sẽ không thấy uổng phí sự lựa chọn của mình đâu nhé.